Thủ tục
|
Yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư
pháp cho công dân Việt Nam hiện đang cư trú ở nước ngoài
|
Trình tự thực hiện
|
Bước
1: Công dân điền thông tin vào
đơn yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính (Bộ phận một cửa) – Sở Tư pháp Hà Nội.
Bước
2: Cán bộ một cửa tiếp
nhận, kiểm tra hồ sơ:
+
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, cán bộ tiếp nhận và ghi phiếu
hẹn trả kết quả.
+
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ phải hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ.
+ Trường
hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình thì hướng dẫn
công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Bước
3: Bộ phận một cửa vào sổ tiếp
nhận, chuyển hồ sơ tới Phòng Lý lịch Tư pháp để giải quyết theo quy định.
Bước
4: Phòng Lý lịch tư pháp tiếp
nhận hồ sơ, kiểm tra và tiến hành giải quyết theo quy định và chuyển kết quả
sau khi giải quyết tới bộ phận một cửa đúng thời gian quy định
Trường
hợp khi tiến hành giải quyết phát hiện hồ sơ cần tiến hành xác minh hoặc bổ
sung hồ sơ thì Phòng Lý lịch tư pháp thông tin kịp thời tới bộ phận một cửa
để thông báo hoặc hẹn lại thời gian giải quyết(nếu cần) cho công dân.
Bước 5: Bộ phận một cửa tiếp nhận kết
quả từ Phòng Lý lịch tư pháp, vào sổ và trả kết quả cho công dân theo phiếu
hẹn.
|
Cách thức thực hiện
|
- Người có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp ủy quyền cho người khác
làm thay.
Chú
ý: Việc ủy quyền phải bằng
văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.
-
Nếu người được ủy quyền là cha, mẹ, con, vợ, chồng, của người ủy quyền, thì
giấy ủy quyền được thay thế bằng giấy tờ chứng minh mối quan hệ.
Nơi tiếp nhận: Bộ phận một cửa - Sở Tư pháp TP Hà
Nội
Địa
chỉ : Số 1B – Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội
ĐT: 0433546151 hoặc 0433546163
|
Thành phần hồ sơ
|
1.
Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
2.
Sổ hộ khẩu gia đình tại Hà Nội và Giấy chứng minh nhân dân của người
yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
3. Bản chính Văn bản ủy quyền
- Công dân hiện đang ở nước ngoài có thể tới
Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam ở nước đó làm Văn bản ủy quyền và gửi
về Việt Nam cho người được ủy quyền
- Trường hợp công dân thực hiện việc ủy quyền
trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì văn bản ủy quyền phải được hợp
pháp hóa lãnh sự .
Chú
ý: Trường hợp người yêu
cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình
thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ để chứng minh mối quan
hệ (ví dụ : giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn)
4. CMND (hoặc hộ chiếu) của
người được ủy quyền.
Giấy tờ trong hồ sơ nộp bản photo kèm bản
chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực.
|
Số lượng
|
02 bộ.
|
Thời hạn giải quyết
|
20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
|
Đối tượng thực hiện TTHC
|
Công dân Việt Nam hiện đang cư trú tại nước ngoài (trước khi xuất cảnh có hộ
khẩu thường trú tại Hà Nội).
|
Cơ quan thực hiện TTHC
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
TP Hà Nội
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: phòng Lý lịch
tư pháp – Sở Tư pháp TP Hà Nội.
- Cơ quan phối hợp: Công an thành phố Hà Nội (Phòng PC53); Các cơ quan tiến
hành tố tụng và UBND cấp xã.
|
Kết quả thực hiện TTHC
|
- Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2
Chú ý: Phiếu số 2 chỉ cấp cho công dân khi có
yêu cầu.
Số lượng phiếu tùy thuộc vào
yêu cầu của công dân.
- Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn
bàn và nêu rõ lý do.
|
Lệ phí
|
- 200.000đ/lần/người (Hai trăm nghìn đồng )
- 100.000đ/lần/người (Một trăm nghìn đồng) :
đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạnh, thân nhân liệt sỹ.
Trường hợp được miễn lệ phí:
+
Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật
+ Người
cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật
Chú ý:
Trường hợp người được cấp đề nghị cấp trên
02 phiếu LLTP trong 1 lần yêu cầu thì từ phiếu thứ 3 trở đi, Sở Tư pháp được
thu thêm 3.000đ/Phiếu ( bù đắp cho việc in mẫu phiếu).
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
1. Đơn yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp (dùng
cho trường hợp ủy quyền ) (mẫu số 04/TP-LLTP)
Click vào Đây
để tải Mẫu
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC
|
1. Không được sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp của
người khác trái pháp luật , xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân
2. Không được giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp phiếu
Lý lịch tư pháp
3. Không được tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo Phiếu
Lý lịch tư pháp.
4. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch
tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.
CHÚ
Ý: Đối với trường hợp công dân
Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú thì nộp hồ sơ tại
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ Tư pháp
Địa chỉ: Số 58 – 60, Trần Phú , Ba Đình, Hà
Nội
|
Căn cứ pháp lý
|
1. Luật Lý lịch tư pháp 2009
2. Nghị định 111/2010/NĐ – CP ngày 23/11/2010
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý
lịch tư pháp
3. Thông tư 13/2011/TT–BTP ngày 27/6/2011 của
Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch
tư pháp
4. Thông tư 174/2011/TT – BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.
|