Chat via Messenger Chat via Messenger



https://www.linkedin.com/in/tiến-vững-nguyễn-327b411b0/ https://www.linkedin.com/in/tiến-vững-nguyễn-327b411b0/

Chat via Zalo Chat via Zalo

Chat via Viber Chat via Viber

 

 

0976 114 888 - 0964 07 99 55

dichthuattranphu@gmail.com
 
 
 
  TIN TỨC - SỰ KIỆN

Tin tức - Công ty Trần Phú

 

Tin tức Trong nước - Quốc tế

 

Tin chuyên ngành

 

Tin tuyển dụng

 

  Hỗ trợ trực tuyến
Skype Chat Online Chat với chúng tôi qua Skype
 - BUSINESS DEPARTMENT
Skype Chat Online Chat với chúng tôi qua Skype
 Ms Nhung 0964 07 99 55

 
  Chuyên mục:   TIN TỨC - SỰ KIỆN   Tin tức - Công ty Trần Phú  

  Sông Ba không còn là huyền thoại

 

Đứng bên dòng sông Ba mênh mông giữa cao nguyên đại ngàn hôm nay, tôi cảm thấy dường như bất lực. Một dòng sông huyền thoại trên đất Tây Nguyên đã đi vào thơ ca, văn hóa ngàn đời, bây giờ chỉ còn là con sông chết. Nước cạn, mùi hôi thối lại cứ bốc lên nồng nặc giữa lòng thị xã An Khê, nơi miền đất Tây Sơn thượng đạo bây giờ cũng giống như vùng đất chết vì ô nhiễm…

Sông Ba, còn gọi là sông Đà Rằng (theo tiếng Chăm cổ tức là con sông lau sậy), được bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh, phía Tây Bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, chảy qua 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên. Sông Ba dài 374km, là một trong 9 hệ thống sông chính ở nước ta và là con sông lớn nhất ở khu vực Nam Trung Bộ. Đây cũng là một trong hai con sông lớn nhất Tây Nguyên có lưu vực rộng tới 13.900km², trong đó 8.656km² nằm trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Lưu vực sông Ba nằm trong vùng trũng, xung quanh có núi cao bao bọc. Đây cũng là con sông duy nhất chảy cắt ngang dãy Trường Sơn chia cao nguyên miền Nam thành 2 cao nguyên: Pleiku và Đắk Lắk.

Từ thượng nguồn sông Ba chảy theo hướng Bắc Nam dài 300km đổ ra biển Đông tại cửa biển Đà Diễn thuộc thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, tạo thành một vùng châu thổ rộng lớn với diện tích trên 20.000 ha. Cánh đồng bằng Tuy Hòa rộng nhất Nam Trung Bộ, được hệ thống thủy nông Đồng Cam cung cấp nước ngọt quanh năm, đây cũng là vựa lúa lớn nhất miền Trung. Sông Ba không chỉ gắn liền với văn hóa bao đời của người dân bản địa mà còn là nguồn sống của hàng triệu người dân xung quanh, nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước phục vụ sản xuất cho nhiều địa phương ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai. Sông Ba một thời cung cấp nước tưới, sinh hoạt cho hàng chục vạn dân cư khu vực đi qua và có nguồn cá dồi dào bậc nhất Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay con sông Ba đã dần cạn nước và bị ô nhiễm nặng.

Những ngày này, đi qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai có dòng sông Ba chạy qua, ai cũng phải bịt mũi vì không chịu nổi mùi hôi thối bốc lên vì ô nhiễm. Đó là kết quả từ nhiều năm nay dòng sông Ba trở thành nơi hứng chịu các nguồn nước thải công nghiệp tại các nhà máy tuyển quặng, nhà máy mía đường, nhà máy mỳ (sắn), nhà máy MDF...


Mặc dù các cơ quan chức năng địa phương đã nhiều lần kiểm tra, xử lý các nhà máy xả nước thải gây ô nhiễm môi trường trên sông Ba, nhưng cuối cùng đâu vẫn vào đó, vì họ cho rằng, không thể đóng cửa các nhà máy ở đây được. Đặc biệt là từ khi công trình thủy điện An Khê - Ka Nak chặn dòng, tích nước lòng hồ (tháng 9/2010), việc sinh hoạt, sản xuất của người dân ở 5 huyện, thị xã vùng Đông Gia Lai và khu vực hạ lưu sông Ba bị đảo lộn hoàn toàn.

Có thể nói, việc ngăn dòng thủy điện An Khê - Ka Nak đã làm mực nước trên sông Ba phía hạ lưu xuống thấp, dòng chảy ứ đọng, nước không đủ để đẩy trôi các chất cặn bã, làm cho sự ô nhiễm ở đây ngày càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó nguồn nước sinh hoạt, nước tưới hoa màu các loại phía hạ lưu sông Ba cũng không còn đáp ứng được nên người dân kêu trời mà không thấu.

Lẽ ra thủy điện An Khê - Ka Nak chặn dòng đưa nước vào nhà máy rồi cho chảy về hạ lưu sông Ba theo lẽ tự nhiên của dòng sông như bao đời nay vẫn chảy. Nhưng đằng này vì các nhà làm thủy điện đã đặt mục đích lợi nhuận lên hàng đầu, hạ giá thành đầu tư nên ngăn dòng sông Ba lại và cho chảy xuôi về phía tỉnh Bình Định chứ không xuôi theo dòng chảy về hạ lưu, đổ về tỉnh Phú Yên như quy luật tự nhiên của dòng sông. Thực tế bất thường này đã được cảnh báo từ trước những hiểm họa cho con người và nhân loại nên các nhà lãnh đạo của hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên liên tục phản đối việc nắn dòng chảy của sông Ba trái quy luật. Tuy nhiên, bao nhiêu ý kiến, bút mực cũng đành bất lực trước một thực tế đau lòng là… lợi nhuận đồng tiền.

Điều đáng nói nữa là chính trên dòng sông này, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng 6 công trình thủy điện với tổng công suất 659 MW, gồm: thủy điện An Khê - Ka Nak (173 MW), thủy điện sông Ba Hạ (250 MW), thủy điện sông Hinh (70 MW), thủy điện Đăk Srông (60 MW), Ea Krong Hnang (66 MW) và thủy điện sông Ba Thượng (40 MW). Về lý thuyết, những dự án thủy điện đều được vẽ ra bài bản và thuyết phục để được phê duyệt, nhưng thực tế thì không ai lường trước hết hậu họa của nó.

Nhiều lần từ phía địa phương, ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai lo lắng và bức xúc trước vấn đề ô nhiễm sông Ba và đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm công bố dòng chảy tối thiểu trên sông Ba để làm căn cứ quản lý tài nguyên nước trên lưu vực và chỉ đạo thành lập Ủy ban lưu vực sông Ba để tham mưu, tư vấn công tác quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông này. Lãnh đạo tỉnh Gia Lai cũng chỉ đạo mạnh mẽ các cơ quan chức năng ở địa phương phối hợp với chính quyền các cấp có liên quan thực hiện việc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy trên địa bàn, xử lý theo thẩm quyền trong lĩnh vực môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế thì sông Ba vẫn đang chết vì có quá nhiều bất cập từ dòng sông này mà con người đã gây ra.

Theo Ban Quản lý dự án thủy điện 7 (thuộc EVN), lưu lượng nước xả ra sau đập An Khê đạt tối thiểu 4m3/giây theo đúng nội dung cam kết tại báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Nhưng thực tế mùa khô, lượng nước xả này không thấm vào đâu và đặc biệt không xua được nước thải từ các nhà máy trên khu vực xả ra dòng sông Ba, nên dưới dòng sông này đầy những vũng nước ứ đọng đen ngòm và bốc mùi hôi thối quanh năm.

Hàng ngàn người dân ở thị xã An Khê, Gia Lai bức xúc: “Người dân đã gắn bó ở đây hàng ngàn năm rồi, không lẽ bây giờ phải bỏ nhà cửa đến nơi khác. Liệu Nhà nước có chịu đóng cửa các nhà máy hay di dời thị xã này đi nơi khác?”. Hàng ngàn câu hỏi được đặt ra nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Phía chính quyền địa phương đang đưa ra giải pháp tình thế là đề nghị Ban Quản lý thủy điện 7, chủ đầu tư thủy điện An Khê - Ka Nak, tăng lưu lượng xả nước ra sông Ba để cuốn trôi các chất thải. Tuy nhiên, phía Ban Quản lý dự án thủy điện 7 cho rằng, thủy điện An Khê - Ka Nak hiện đã xả ra sông Ba với lưu lượng 4m3/giây, muốn tăng lưu lượng xả nước ra sông phải xin ý kiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam...

Thực tế, một thời các nhà làm kinh tế chỉ biết kinh doanh và lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm bảo vệ môi trường, quyền lợi của người dân và bất chấp pháp luật. Trong khi đó pháp luật thì chưa xử lý nghiêm và còn nhiều khe hở để các nhà đầu tư phớt lờ trách nhiệm. Chuyện không chỉ ở con sông Ba bị giết chết mà còn nhiều con sông, dòng nước khác ở Tây Nguyên cũng đã và đang chết vì cơ chế, cách làm của những người ham lợi, hám tiền trước mắt mà quên đi quy luật tự nhiên, lẽ sống của con người và đạo lý nhân nghĩa ở đời.

Khôi Nguyên

Về đầu trang


         

  CÔNG TY CP DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP TRẦN PHÚ (TRAN PHU PROTRANS)

Cơ sở 1: 38A Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội * Cơ sở 2: 11 Lê Đại Hành - Hai Bà Trưng - Hà Nội * Cơ sở 3: 73 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tel :84. 4 62956 012 / 666 34 777   *    Fax: 84. 4 6269 2886   *    Mobile: 0976 114 888 - 0964 07 99 55

Email: dichthuattranphu@gmail.com / sales@dichthuattranphu.com.vn * Website: http://www.dichthuattranphu.com.vn

Thiết kế website NTSS Co.,Ltd 2011